ĐÔI NÉT CƠ BẢN VỀ ĐÌNH VÀ CHÙA
Có rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa đình và chùa trên thực tế chúng hoàn toàn không giống nhau, đình là nơi thờ những Đình là nơi thờ thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Còn Đình được coi là trung tâm là địa điểm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang những đặc trưng của nền văn minh văn hóa lúa nước Việt Nam. Còn chùa là nơi thờ cúng và những vị phật những vị la hán, quan âm bồ tát… nhìn chung là về những vị phật từ tư tưởng phật giáo ngàn đời nay.
Tuy vậy trong bài viết này tôi không tách biệt quá rõ ràng bởi kiến trúc đình chùa Bắc Bộ đều có những nét tương đồng tương đối cùng nét văn hóa và kiến trúc vô cùng giống nhau mọi người cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.
LỊCH SỬ LÂU ĐỜI TRƯỜNG TỒN CỦA KIẾN TRÚC ĐÌNH CHÙA BẮC BỘ
Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ. Vào khoảng năm 1231 vua Trần Nhân Tông ra chiếu khẩn cho đắp tượng Phật ở đình quán. Tiếp vào năm 1491 nhà vua cho xây dựng Quảng Văn đình là địa điểm để nhân dân đánh trống kêu oan, giảng giải những chính sách của nhà nước phong kiến tại thành Thăng Long. Kiến trúc đình với thiết kế không quá sang trọng hay cầu kì mà được thiết kế theo lối quen thuộc uốn lượn vòm mái cùng hệ thống ngói lợp âm dương truyền thống. Hơn nữa điểm nhấn trong lối kiến trúc đình chùa chính là cột đình và chất liệu gỗ cột vô cùng chắc chắn, trong biểu tượng của đình cũng có điểm nhấn họa tiết với long phượng uy nghiêm.
Chùa thì xuất phát từ lịch sử cũng khá lâu đời, mang trường phái kiến trúc phật giáo chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc Việt Nam và thường là nơi thờ Phật.
Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới, các cấp bậc tiêu biểu cho thập địa của Bồ Tát).
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ĐÌNH CHÙA BẮC BỘ
-
KIẾN TRÚC ĐƯỜNG NÉT MÁI VÒM UỐN LƯỢN CẦU KÌ TINH XẢO
Bạn có thể bắt gặp những ngôi chùa những ngôi đình ở bất cứ nơi đâu và điều đầu tiên có thể dễ dàng nhìn thấy đó là kiểu kiến trúc mái vòm uốn lượn với những đường cong vút cao thẳng lên trời. Những đường nét uốn lượn đều đặn trên bốn góc theo thuật phong thủy và truyền thuyết từ xa xưa kể lại rằng đường bo uốn lượn các góc là nét kiến trúc cổ du nhập sinh khí trời đất hơn thế nữa nó giống như những cánh tay rang rộng của phật và những vị thần bao bọc che chở cho dân chúng.
-
HÒA HỢP GẦN GŨI VỚI THIÊN NHIÊN
-
Ngoài hình ảnh vốn có, ngoài cấu những họa tiết hoa văn quen thuộc long phượng vốn có thì những họa tiết hoa văn nghiêng về chiếc lá, hình hoa, hay hình ảnh những con cò đang được khá ưa chuộng và trở thành hình ảnh thường được sử dụng trong các thiết kế.
Sự hoà hợp giữa những con vật đặc trưng cùng họa tiết thiên nhiên bắt mắt của kiến trúc đình chùa Bắc Bộ
Sự dung hợp hài hòa giữa các yếu tố trong thiên nhiên cũng chính là một nét kiến trúc đặc trưng trong các thiết kế đình chùa, trong nét kiến trúc đình chùa rất chú trọng và ưu ái cho những đường nét này. Những ngôi đình chù Bắc Bộ luôn có sự hiện diện của những họa tiết hoa lá cành mềm mại trên cửa trên nóc nhà, trên một số chất liệu trang trí trên cột đình…
Kiến trúc đình chùa Bắc Bộ không quá gồng mình hay cố học theo những họa tiết có sẵn mà hướng tới sự quen thuộc trong cấu trúc địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, sự thuận lợi gần gũi để tiến hành khắc những họa tiết hoa văn đó trong kiến trúc đình chùa.
CHẤT LIỆU SỬ DỤNG TRONG KIẾN TRÚC ĐÌNH CHÙA BẮC BỘ
Mái ngói được sử dụng trong thiết kế chủ yếu là loại mái ngói âm dương thường thấy với 2 lớp âm và ngói dương thiết kế theo quy chuẩn cân bằng âm dương trời đất. Mái ngói âm dương không chỉ hài hòa đẹp mắt về màu sắc hình dáng nó còn mang ý nghĩa may mắn cuả trời đất. Gỗ quý là chất liệu đặc biệt và là điểm nhấn trong các thiết kế, điều làm nên sự mộc mạc và giản dị
ĐƯỜNG NÉT, HÌNH KHỐI KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN ĐẸP MẮT TẠO NÊN NHỮNG ĐẶC TRƯNG RIÊNG BIỆT
Đường nét hình khối trong các thiết kế kiến trúc đình chùa Bắc Bộ được cấu tạo tính toán theo những đường nét tính trước. Tuy nhiên có một điều thú vụ so với những kiến trúc hiện đại( thường bị khô cứng về đường nét) thì đường nét của những cột đình mái vòm đến các họa tiết hoa văn đều vô cùng mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn hết sức tinh vi cầu kì. Sự tinh tế trong đường nét cấu trúc và những tinh xảo trong nét kiến trúc đình làng Bắc Bộ là sự dung hòa tinh tế giữa sự mộ mạc và tinh tế tất cả tạo nên một chỉnh thể vô cùng đậm nét sắc xảo.